Trang chủ / Dự án đang thực hiện / Khuyến nghị lồng ghép thích ứng Biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh miền núi phía Bắc

Khuyến nghị lồng ghép thích ứng Biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh miền núi phía Bắc

1) BỐI CẢNH

Giới thiệu dự án

Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) đang phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc” (PC-RRI). Mục tiêu của dự án là tăng cường sức bền và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của các công trình hạ tầng nông thôn tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH) và hỗ trợ khung chính sách cho phép khuyến khích phát triển hạ tầng vùng núi phía Bắc có sức bền với khí hậu. Để thực hiện được mục tiêu này, dự án cần đạt được 4 kết quả sau:
Kết quả 1 – Thích ứng với BĐKH được lồng ghép trong chính sách, chiến lược và quy hoạch có liên quan đến hạ tầng nông thôn – cụ thể là thủy lợi, cấp nước nông thôn và đường giao thông nông thôn;
Kết quả 2 – Tăng cường được năng lực thích ứng/các khoản đầu tư hạ tầng nông thôn chống chịu với khí hậu và quy hoạch cấp tỉnh/ khu vực địa phương;
Kết quả 3 – Trình diễn được và xây dựng được các bài học đúc kết từ quá trình chống chịu với khí hậu của các tiểu dự án hạ tầng lựa chọn trong dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững;
Kết quả 4 – Phổ biến được những bài học đã đúc kết và các phương thức tốt nhất từ các kết quả 1, 2 và 3 cho các bên liên quan và các đối tác phát triển.
Các tiểu dự án trình diễn được lựa chọn thuộc kết quả 3 nêu trên gồm:
1.     Nâng cấp đường giao thông nông thôn: đường 108-Mường É huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La;
2.     Nâng cấp cụm công trình thủy lợi kết hợp kè chống sạt lở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La;
3.     Kè bảo vệ Sông Cầu tại xã Thanh Mai và Cao Kỳ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn;
4.     Nâng cấp tuyến đường Linh Nham-Đèo Nhâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
Thực trạng lồng ghép thích ứng BĐKH của các tỉnh miền núi phía Bắc
Kết thúc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI, tháng 6-2013, Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam đã nhất trí thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (số 24-NQ/TW), trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương”. Trước đó, Kế hoạch Hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1474 / QĐ-TTg ngày 05 /10 / 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đã lên kế hoạch xây dựng hướng dẫn, quy trình lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương.
 Bên cạnh đó, trong các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo các tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) và kế hoạch ngành NN&PTNT của các tỉnh đều nêu bật sự quan trọng và tính cần thiết phải lồng ghép thích ứng BĐKH trong các công việc có liên quan. Tuy nhiên làm thế nào để lồng ghép BĐKH vào các kế hoạch phát triển vẫn là bài toán khó mà các địa phương chưa có lời giải thỏa đáng. Bằng chứng là các kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của các tỉnh, các chương trình dự án lớn của các tỉnh liên quan đến cơ sở hạ tầng mới chỉ là nêu vấn đề cần lồng ghép thích ứng với BĐKH chứ chưa cụ thể hóa về các yêu cầu lồng ghép, cơ chế phối hợp thực hiện giữa các bên liên quan, các hành động thực hiện như thế nào. Rào cản lớn nhất hiện nay là chưa có các hướng dẫn chi tiết cho việc lồng ghép đối với từng lĩnh vực cụ thể (đặc biệt cho các cơ sở hạ tầng nông thôn) khiến cho những nhà lập kế hoạch khó đưa ra các nội dung lồng ghép sát với thực tế, những người thực hiện các chương trình, kế hoạch không có công cụ thực hiện khiến cho việc lồng ghép không được triển khai hiệu quả trong thực tế.
Từ thực tế trên, rất cần có các khuyến nghị / hướng dẫn cụ thể theo hướng đơn giản, dễ áp dụng về việc lồng ghép thích ứng với BĐKH trong các kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển ngành NN&PTNT cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó bao gồm cả việc chỉ ra các bước, các biện pháp lồng ghép đối với các dự án / chương trình cơ sở hạ tầng nông thôn cụ thể đã nằm trong kế hoạch đầu tư. Nó sẽ giúp những người lập kế hoạch và thực hiện dự án của tỉnh có thể dễ dàng tự xây dựng, thực hiện việc lồng ghép thích ứng BĐKH vào các công việc có liên quan.
Để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc lồng ghép thích ứng BĐKH vào các kế hoạch phát triển KT-XH và chương trình, dự án cơ sở hạ tầng nông thôn một cách thiết thực và hiệu quả. UNDP đang phối hợp với Ban Quản lý Dự án (CPMU) thuộc Bộ NN&PTNT tuyển dụng 01 chuyên gia tư vấn trong nước về xây dựng chiến lược cấp tỉnh để đưa ra các khuyến nghị và góp ý cụ thể về thích ứng với BĐKH trong các kế hoạch phát triển KT-XH chung và ngành NN&PTNT, các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng nông thôn cho 3 tỉnh nêu trên trên cơ sở áp dụng công cụ đánh giá TTDBTT, bản đồ rủi ro và các kết quả nghiên cứu của dự án. Chuyên gia cần có đủ điều kiện và năng lực để cung cấp các kinh nghiệm và chuyên môn trong việc (i) phân tích, đánh giá khả năng lồng ghép thích ứng BĐKH trong các kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch ngành và các chương trình dự án đang và sẽ thực hiện và (ii) Khuyến nghị các bước lồng ghép cho các hoạt động, các dự án, chương trình cụ thể liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn trong các chính sách / chiến lược / dự án / chương trình đang và sẽ triển khai tại địa phương và (iii) hướng dẫn / tăng cường năng lực cho các cán bộ kế hoạch / kỹ thuật để họ có thể tự lồng ghép thích ứng BĐKH sau này. Sản phẩm của Tư vấn sẽ là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả, thành công của toàn dự án.

2) MỤC TIÊU CỦA CÁC NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ của chuyên gia tư vấn trong nước về xây dựng chiến lược cấp tỉnh thích ứng với BĐKH cho cơ sở hạ tầng nông thôn 3 tỉnh đại diện miền núi phía Bắc là tạo ra các sản phẩm nằm trong Kết quả 2 nêu trên, với mục tiêu:
- Làm việc với các cá nhân / đơn vị có liên quan của các tỉnh để  hỗ trợ việc áp dụng các công cụ của dự án trong lập kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH, phát triển ngành NN&PTNT của 3 tỉnh đại diện;
- Đề xuất các biện pháp lồng ghép thích ứng với BĐKH trong các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng đã được xác định ưu tiên đầu tư;
- Hỗ trợ kỹ thuật các cán bộ kế hoạch thuộc Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT của 3 tỉnh đại diện trong việc thực hiện các công việc liên quan đến lồng ghép thích ứng với BĐKH trong kế hoạch hàng năm của Sở và cung cấp các bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu thêm và cải thiện các sản phẩm phù hợp với Bộ NN&PTNT và UNDP.

3) PHẠM VI CÔNG VIỆC

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, phạm vi công việc mà tư vấn cần thực hiện bao gồm (nhưng không giới hạn):
i.     Thu thập và nghiên cứu các tài liệu:
-  Rà soát các tài liệu, đề xuất của dự án PC-RRI về lồng ghép thích ứng với BĐKH trong các chính sách, chiến lược; các kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và bản đồ rủi ro cho toàn khu vực miền núi phía Bắc và chi tiết hóa cho hai tỉnh Sơn La và Bắc Kạn và các tài liệu liên quan khác của dự án trong đường link đã đề cập ở trên;
-  Rà soát các kế hoạch phát triển KT-XH 2017 và xác định nội dung để cung cấp các “đầu vào” kỹ thuật hiệu quả;
-  Rà soát các biện pháp công nghệ sinh học đã được áp dụng thành công tại 4 mô hình thí điểm của dự án;
-  Truy nhập các kết quả mới nhất về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và chi tiết hóa bản đồ rủi ro của 13 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc thuộc dự án trong quá trình xây dựng đề xuất.
-  Thu thập thông tin về chiến lược cấp trung ương liên quan đến BĐKH và cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc;
-  Rà soát tất cả các chính sách, kế hoạch, chương trình liên quan đến phát triển KT-XH của của 3 tỉnh đại diện nêu trên bao gồm Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ngắn, trung và dài hạn; định hướng phát triển triển KT-XH giai đoạn 2016 – 2020, các kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm;…
-  Rà soát tất cả các chiến lược, kế hoạch phát triển NN&PTNT của tỉnh ngắn, trung và dài hạn, các kế hoạch hàng năm, các dự án sẽ thực hiện,…thuộc lĩnh vực NN&PTNT;
-  Đánh giá và phân tích khả năng lồng ghép thích ứng với BĐKH trong các chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch nêu trên; trong đó tập trung vào các chương trình, dự án sẽ triển khai liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn;
-  Thu thập thông tin và nghiên cứu quy trình lập kế hoạch phát triển KT-KH, kế hoạch ngành ngắn trung dài hạn và hàng năm mà ba tỉnh đại diện đang áp dụng;
ii.     Công tác thực địa:
-  Thực hiện các chuyến công tác thực địa tại 3 tỉnh nêu trên để thu thập thông tin, tham vấn, tham vấn các cuộc họp liên quan đến lập kê hoạch phát triển KT-XH, báo cáo kết quả đề xuất đến các bên liên quan; làm việc / hướng dẫn các cán bộ thuộc Sở NN&PTNT và Sở KH&ĐT thực hiện việc lồng ghép thích ứng BĐKH, trong đó tại Bắc Kạn ít nhất có 1 chuyến thu thập thông tin + 2 chuyến tham vấn, báo cáo; hai tỉnh còn lại ít nhất có 1 chuyến thu thập thông tin + 1 chuyến tham vấn
-  Tham gia các lớp tập huấn theo kế hoạch của UNDP / CPMU..
iii.     Tham vấn:
-  Chuyên gia có trách nhiệm chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo / sản phẩm dựa trên góp ý của các đơn vị có liên quan và Ban Quản lý dự án trung ương;
-  Kết hợp chặt chẽ với các tư vấn đánh giá và lập bản đồ tổn thương, chuyên gia góp ý về bản đồ trong việc khai thác, sử dụng bản đồ rủi ro trong lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các kế hoạch phát triển KT-XH và ngành NN&PTNT của tỉnh;
-  Tham vấn các chuyên gia ADB/ICEM về các kết quả áp dụng công nghệ sinh học trong tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn (nếu cần thiết)
-  Làm việc trực tiếp với các cán bộ phụ trách lập chiến lược / kế hoạch của các Sở NN&PTNT và Sở KH&ĐT của 3 tỉnh nêu trên;
-  Thực hiện trình bày và tiếp thu ý kiến góp ý tại các cuộc họp tham vấn tại Bắc Kạn: 2 lần, hai tỉnh còn lại: 1 lần / tỉnh. Chuyên gia sẽ phải chịu trách nhiệm chuẩn bị toàn bộ nội dung kỹ thuật. CPMU/UNDP chịu trách nhiệm hỗ trợ trong khâu tổ chức, kết nối với các đơn vị liên quan; kinh phí cho các thành viên tỉnh tham dự tham vấn sẽ do CPMU/UNDP chi trả;
-  Trình bày và báo cáo trong các cuộc họp, hội thảo có liên quan đến sản phẩm đầu ra của chuyên gia tư vấn; xây dựng bài giảng và giảng dạy trong các khóa đào tạo có liên quan theo kế hoạch đào tạo của CPMU;
-  Trong quá trình thực hiện công việc, chuyên gia phải phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án, UNDP, các chuyên gia trong nước và quốc tế được tuyển dụng bởi UNDP/CPMU;
iv.     Xây dựng báo cáo:
-  Khuyến nghị về việc lồng ghép thích ứng với BĐKH trong các kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch ngành NN&PTNT có liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn cho 3 tỉnh nêu trên; Khuyến nghị được xây dựng theo hướng cụ thể, dễ áp dụng để tạo cơ sở các cán bộ tỉnh tự thực hiện trong các trường hợp tương tự các năm sau này;
-  Xây dựng báo cáo trung gian bao gồm Kế hoạch công tác cho toàn bộ hợp đồng, báo cáo hoàn thành công việc, báo cáo về việc tiếp thu ý kiến các địa phương theo mẫu của UNDP / CPMU;
-  Các báo cáo, sản phẩm theo yêu cầu trong danh mục “Các sản phẩm cuối cùng” (xem mục 4).

Bình luận & Nhận xét

Chúng tôi trân trọng mọi phản hồi và chia sẻ của bạn